Cách xử lý từ chối trong Telesale thông minh, chuyên nghiệp

Cách xử lý từ chối trong telesale thông minh, chuyên nghiệp

Bán hàng online là một trong những phương thức đòi hỏi bạn cần tinh ý đoán trước được tâm lý của khách hàng. Bởi lẽ người bán sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình. Điều này gây ra hạn chế khiến nhiều tình huống từ chối qua điện thoại bất cập. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cách xử lý từ chối trong telesale hiệu quả, khéo léo nhất. Cùng tham khảo nhé. 

Ngoài ra, nếu bạn đang có mong muốn làm việc vị trí này với mức lương cao, hãy truy cập ngay vào website để ứng tuyển các vị trí việc làm bên campuchia với thủ tục đơn giản, nhanh chóng

1. Tình huống từ chối trong telesale có hay xuất hiện?

Từ trước đến nay trong tiêu chí của người kinh doanh thì khách hàng chính là thượng đế và cần được tôn trọng. Các tình huống từ chối trong telesale cũng thường xuyên xuất hiện, thậm chí là khách hàng mắng bạn. Tuy nhiên người bán hàng không được đôi co, tức giận mà hãy thật bình tĩnh cảm ơn khách hàng và thuyết phục họ. 

Cách xử lý từ chối trong telesale khéo léo là kể cả khi không bán được hàng nhưng cũng gây ấn tượng với khách hàng. Đặc biệt là không được làm mất lòng của họ. 

Từ chối trong telesale có hay xuất hiện không?
Từ chối trong telesale có hay xuất hiện không?

2. Những nguyên nhân khách hàng có thể đưa ra khi từ chối telesale

Dưới đây là một số nguyên nhân mà khách hàng có thể đưa ra khi từ chối telesale. Bạn đọc cần nắm bắt để đưa ra cách xử lý từ chối một cách hiệu quả: 

2.1. Chưa đủ tài chính

Trường hợp thường gặp đầu tiên của khách hàng hay đưa ra là chưa đủ tài chính thì cách xử lý từ chối trong telesale phù hợp nhất là đề cập đến các hỗ trợ  gói sản phẩm phù hợp với ngân sách của khách hàng. Sau đó đặt câu hỏi để tìm hiểu về ngân sách hiện tại mà họ đang quan tâm.

Hoặc cách khác thì bạn có thể đưa ra các gói sản phẩm, trả góp khác nhau. Sau đó xin khách hàng thêm thời gian để giới thiệu các gói sản phẩm đó.

Nguyên nhân từ chối telesale gia đình không đồng ý dùng sản phẩm
Nguyên nhân từ chối telesale gia đình không đồng ý dùng sản phẩm

2.2. Gia đình không đồng ý dùng sản phẩm

Cách xử lý từ chối trong telesale khi khách hàng bảo gia đình không đồng ý dùng sản phẩm cũng cần có sự khéo léo. Để xử lý tình huống thì bạn có thể thực hiện như sau:

  • Nếu có thể thì anh, chị cho em xin thông tin về lý do này được không ạ?
  • Cảm ơn anh chị, anh chị đã trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của Công ty em rồi đúng không ạ? Nếu được thì cho em xin feedback để khắc phục được không ạ?
  • Rất xin lỗi Anh/Chị về sự trải nghiệm này, nếu có thể mong anh chị cho em được quyền chuyển sang một nhân sự có nhiều kinh nghiệm hơn để hỗ trợ Anh/Chị được không ạ.

3. Những kỹ năng bắt buộc phải biết của một telesale khi xử lý từ chối

Telesales là một kênh bán hàng có chi phí khá rẻ và khi bạn biết cách vận dụng thì nó sẽ là vũ khí mạnh để thành công. Dưới đây là những kỹ năng bắt buộc phải biết của một telesale khi xử lý từ chối cần nắm rõ:

3.1. Tập trung vào nhu cầu của khách hàng

Khi bán hàng qua điện thoại thì điều mà telesales xử lý từ chối hiệu quả đó là hãy đặt câu hỏi và nói nhấn mạnh vào điều mà khách hàng đang đề cập đến. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi cho khách hàng thấy được lợi ích của sản phẩm nếu họ mua hàng. Đồng thời nhấn mạnh đến sự thiệt thòi nếu như không chịu mua

Kỹ năng cần thiết tập trung vào nhu cầu của khách hàng
Kỹ năng cần thiết tập trung vào nhu cầu của khách hàng

Chẳng hạn như người bán có thể đưa ra vấn đề nếu anh/chị mua sản phẩm này bên em, anh chị sẽ nhận lại được lợi ích nhiều hơn số tiền mình bỏ ra như…Hoặc đưa ra vấn đề nếu như anh chị không mua thì sẽ không mất đi … 

Cách xử lý từ chối trong telesale cần thiết là tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Bạn cần cố gắng vạch ra những liên tưởng trong tương lai của khách hàng khi mua và không mua sản phẩm. Khi đã đánh trúng vào trọng tâm của vấn đề mà khách hàng gặp phải thì cơ hội thành công rất cao. 

3.2. Tư vấn phải tạo được độ tin tưởng cho khách hàng

Tiếp đến kỹ năng vô cùng quan trọng là tư vấn chất lượng, tạo được độ tin tưởng cho khách hàng. Thông thường khách hàng sẽ cực kỳ ghét khi mua sản phẩm qua kênh telesales mà nhân viên gọi điện  nói quá hoặc nói những điều không hề đúng về sản phẩm. 

Kỹ năng tư vấn cần tạo được độ tin tưởng cho khách hàng
Kỹ năng tư vấn cần tạo được độ tin tưởng cho khách hàng

Lúc đó thì họ sẽ cảm thấy bạn tư vấn một cách linh tinh và không có chút kiến thức nào. Như vậy việc họ từ chối mua hàng là điều hiển nhiên. 

3.3. Thái độ đúng mực, tôn trọng khách hàng

Đặc biệt sai lầm của nhiều sales không có thời gian hoặc công việc đi thuê những bạn sinh viên về làm telesales. Trường hợp nhân viên telesales bị từ chối thậm chí là bị mắng vì thái độ gọi điện hỗn láo, cợt nhả và đôi co với khách hàng.

Bạn cần đào tạo nhân viên của mình những kỹ năng giao tiếp chuẩn mực. Đặc biệt khi nói chuyện cần bình tĩnh và xem khách hàng là thượng đế. 

4. Cách xử lý từ chối trong Telesale thông minh, chuyên nghiệp

Để có cách xử lý từ chối tốt trong Telesale chuyên nghiệp thì bạn cần nắm bắt những kinh nghiệm dưới đây:

4.1. Không ép buộc khách hàng

Trước hết cần ghi nhớ rằng không được ép buộc khách hàng. Tuy mục đích của việc bán hàng là chốt được đơn chuyển đổi mà khách đặt. Nhưng đừng vì thế mà ép buộc khách đưa ra quyết định mua hàng.

Trong tình huống này cách xử lý từ chối trong telesale phù hợp nhất là bạn cần tạo cho khách hàng sự thoải mái, không đặt áp lực, không ép buộc bằng mọi giá phải đưa ra quyết định. Bởi lẽ nếu hiện tại khách hàng không có nhu cầu nhưng nếu bạn cứ ép buộc thì trong tương lai khi họ muốn đầu tư sẽ từ chối bạn.

Không ép buộc khách hàng khi xử lý từ chối trong telesale
Không ép buộc khách hàng khi xử lý từ chối trong telesale

4.2. Lắng nghe khách hàng để đưa ra câu hỏi

Cách xử lý từ chối trong Telesale thông minh là luôn luôn lắng nghe khách hàng để đưa ra câu hỏi. Điều này giúp bạn gây ấn tượng với người mua, không làm mất lòng của họ. Có thể sau này chính họ sẽ là người mua tiềm năng của bạn trong tương lai .

Ngoài ra khi bán hàng thì hãy nhớ nhấn mạnh vấn đề vào mất mát của người mua nếu họ không mua loại sản phẩm của mình. Chẳng hạn như chế độ bh không lấy phí, giảm giá, tính năng hấp dẫn của sản phẩm là gì… 

4.3. Thuyết phục một lần nữa

Kinh nghiệm thuyết phục một lần nữa được thực hiện bằng cách đưa ra số lượng giới hạn và thời hạn để chốt sản phẩm. 

5. Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm về cách xử lý từ chối trong telesale một cách hiệu quả và khéo léo nhất. Hy vọng rằng qua đây sẽ giúp bạn đọc rút thêm kỹ năng, kiến thức và biết  “mẹo” để khách hàng không thể từ chối được mình. Theo dõi trang web Taipei chúng tôi để được chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về sale nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *